Material la gi
Mục mục bài viết

Bạn đang học về lĩnh vực thiết kế? Bạn đang tìm hiểu thuật ngữ Material? Trong bài viết này Học Đồ Họa Cấp Tốc sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm Material là gì? Những ứng dụng của Material trong lĩnh vực thiết kế mà bạn cần biết. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thuật ngữ Material là gì nhé.

Material là gì? Ứng dụng Material trong lĩnh vực thiết kế

Material là gì?

Material là gì? Ứng dụng Material trong lĩnh vực thiết kế
Material là gì? Ứng dụng Material trong lĩnh vực thiết kế

Thuật ngữ Material là một phong cách thiết kế được Google đưa ra khái niệm này vào năm 2014 và còn có tên gọi là “Google Material Design”.
Material tạo nên một ngôn ngữ thị giác cho khách hàng nhờ vào những nguyên tắc cổ điển trong thiết kế. Đồng thời kết hợp những tiềm năng và sự đổi mới trong công nghệ và khoa học.

Material tập trung vào sự đơn giản cùng gam màu nổi bật làm cho giao diện. Nó trở nên tươi sáng thu hút được thị giác của người dùng.
Dựa trên điều đó, Marterial đã phát triển thành một hệ thống độc nhất cho phép bạn được trải nghiệm trên cả 3 nền tảng: điện thoại, máy tính bảng và máy tính.

[note]

[/note]

Ứng dụng của Material trong lĩnh vực thiết kế

Để có thể nhận biết được Material trong lĩnh vực thiết kế thì không quá là khó khăn. Dưới đây là một số ứng dụng Material phổ biến nhất hiện nay:

1. Màu sắc

Đặc tính của Material Design chính là việc sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để làm nổi bật lên trang nền. Việc sắp xếp màu sắc cũng khá là quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của bản thiết kế.

2. Biểu tượng

Material là gì?
Material là gì? Material icon

Những phần mềm sở hữu một biểu tượng phẳng và đơn giản thường được ứng dụng Material Design. Nút tròn to ngay góc để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện câu lệnh của mình.

3. Giao diện

Material là gì?
Material là gì? Ứng dụng Material trong lĩnh vực thiết kế

Phần giao diện thường sẽ được thiết kế theo màu nền sẵn và không có sự chuyển đổi về màu sắc như biểu tượng Menu hay chữ viết,…

4. Hiệu ứng

Material có hiệu ứng chuyển động khá là đơn giản, dễ hiểu khiến cho người dùng có cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Một số ứng dụng thiết kế theo phong cách của Material như:

– Bộ ứng dụng của google: Gmail, Calendar, Google maps,..

– Evernote, Epay, Laban Key,..

Material là gì? Yếu tố cơ bản của Material Design

Sau khi bạn đã nắm rõ được lý thuyết Material thì bạn cần phải nắm vững các yếu tố cơ bản của một Google Material Design.

1. Chất liệu

Trong Google Material chất liệu được hiểu là nguyên lý hợp nhất không gian đã được hợp lý hóa với một hệ thống chuyển động.

Chất liệu này sẽ được căn cứ vào xúc giác thực tế của người dùng kết hợp với công nghệ trí tưởng tượng.

Đây là chất liệu dựa trên các nguyên tắc của ánh sáng cũng như sự tương tác tồn tại về không gian giữa các mối quan hệ với nhau. 

Ánh sáng sẽ cho người dùng thấy rõ được các đường nối, không gian hình vẽ và đồng thời cũng chỉ ra được các bộ phận chuyển động. 

2. Màu sắc và sự sinh động

Trong thiết kế thì sự sinh động đóng vai trò hết sức quan trọng cũng có thể nói đó là vấn đề quan trọng của sản phẩm thiết kế.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa màu sắc, tỉ lệ sẽ tạo được ấn tượng ngay từ lần đầu đối với người xem. Do đó nhà thiết kế phải chú ý đến việc lựa chọn màu sắc, hình tượng để tạo nên được nét sinh động. 

3. Sự chuyển động

Sự chuyển động trong thiết nhằm mục đích thu hút người dùng. Tất cả hoạt động chuyển động sẽ được diễn ra trong một môi trường riêng biệt. Chính vì thế mà các đối tượng hiển thị cần được liền mạch để tính liên tục không bị phá vỡ. 

4. Thế giới 3D

Material
Material là gì? Thế giới 3D

Material trong thiết kế hầu hết đều là không gian 3D chính vì thế tất cả đối tượng xuất hiện đều có trục X,Y,Z.  Trong đó:

  • Trục Z sẽ vuông góc với mặt phẳng của màn hình máy tính/ điện thoại và mở rộng về phía đối diện với người nhìn. Ở trên website, trục Z sẽ được sử dụng để tạo nên lớp chứa hoàn toàn không gian của phối cảnh
  • Khác với trục Z thì trục Y sẽ làm nhiệm vụ mô phỏng thế giới 3D.

Material là gì? Những ưu và nhược điểm khi sử dụng các phần mềm Material

Để hiểu sâu hơn về Material trong lĩnh vực thiết kế, chúng ta cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng các phần mềm Material:

1. Ưu điểm

Khi bạn sử dụng phần mềm Material Design, thay vì các hướng dẫn về phong cách như tiêu chuẩn thì đây là một “hệ sinh thái” thiết kế.

Trong trường hợp thiết kế không đúng, Material sẽ có một hệ thống xử lý toàn diện để giúp bạn nhận biết và xử lý chúng một cách dễ dàng.

Phần mềm được xây dựng dựa trên mức độ ưu tiên thiết bị di động vì mục đích lúc đầu của Material là dành cho các ứng dụng Android. 

Ngoài ra, tính năng tối và ngày cũng đã được cập nhật mang đến sự linh hoạt cho hình ảnh.

2. Nhược điểm

Việc liên kết chặt chẽ với Google cũng là một yếu điểm của các hệ thống phần mềm Material vì nó sẽ hạn chế hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu riêng. 

Các nhà thiết kế có thể kết hợp các biểu tượng và bảng màu để tăng tính nhận dạng thương hiệu. Nhưng một sản phẩm tuân theo các thông số kỹ thuật của Material hầu như đều sẽ được liên kết với google.

Những chuyển động và hoạt ảnh trong nguyên tắc của Material sẽ không thể hoạt động trong một số trang web hoặc ứng dụng cụ thể khiến cho người dùng cảm thấy không thoải mái và thiếu đi thứ gì đấy.

Một số hình ảnh động có thể tốn tài nguyên trên điện thoại dẫn đến việc tiêu thụ dữ liệu cao và máy sẽ mau hết pin hơn.

Những lý do bạn nên sử dụng Material trong thiết kế

Material
Material là gì? Những lý do bạn nên sử dụng Material trong thiết kế

– Hiệu ứng tự nhiên: Người dùng có thể dễ dàng trong việc nhận biết hệ thống Material nhờ vào những hiệu ứng của chúng. Cụ thể như việc nếu bạn ấn vào 1 phần tử của 1 thiết bị thì hiệu ứng sóng sẽ ngay lập tức hiện ra trên màn hình tại vị trí mà bạn đã đặt ngón tay vào.

– Hiệu ứng bề mặt: Hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong trường hợp bạn thực hiện các thao tác lật trang. Thành phần sẽ không biến mất thay vào đó sẽ xuất hiện các trang mới bằng cách tự nhiên và đồng đều.

– Trình tự rõ ràng: Nếu 1 Material hoàn chỉnh tức là hệ thống thiết kế của nó được sắp xếp có thứ tự rõ ràng. Có thể hiểu rằng là những phần tử sẽ xuất hiện trước và những phần tử không quan trọng sẽ xuất hiện sau. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng trong việc định hướng. Nhìn nhận những thứ cần thiết và quan trọng trên thiết bị.

– Đồng đều: Những thiết kế cần phải theo cùng 1 hướng chuyển động để tạo ra 1 sự thống nhất về mặt tổng quan.

– Sự sáng tạo: Đối với các bản thiết kế Material Design thì sự sáng tạo để tạo nên sự thú vị không thể thiếu. Các chi tiết nhỏ hoặc 1 hành động tương tác với xu hướng độc đáo chính là điểm nhấn tạo nên sự nổi bật tổng thể làm gia tăng lên sự trải nghiệm của người dùng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm Material là gì trong lĩnh vực thiết kế (Material Design), ưu điểm và nhược điểm của Material cũng như những ứng dụng của nó.

Lời kết:

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được Material là gì? Ứng dụng Material trong lĩnh vực thiết kế. Đừng quên đăng ký học thiết kế đồ họa của trung tâm qua đó nâng cao kiến thức của bạn giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và có thể tự thiết kế được ra Material. 

Cộng đồng thiết kế đồ họa | Facebook

Để lại bình luận

Back to Top